Full width home advertisement

Post Page Advertisement [Top]

SEO Nino24 - Từ khóa LSI là gì? Hướng dẫn tối ưu SEO on-page với từ khóa LSI

Bạn cho rằng bạn biết tương đối nhiều về các kỹ thuật On-page tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO)? Có rất nhiều tài liệu để bạn tham khảo nhằm cải thiện việc tối ưu on-page. Tuy nhiên, phần lớn các kỹ thuật này thường bỏ qua một khái niệm quan trọng và ít được biết đến hơn có tên Latent Semantic Indexing (LSI). Nếu bạn chưa từng nghe nói về từ khóa LSI hoặc không biết nhiều về loại từ khóa này. Bài viết hướng dẫn hoàn chỉnh về từ khóa LSI sẽ giúp bạn cải thiện kiến thức của mình.


Bài viết này không thảo luận những chủ đề như SEO off-page, xây dựng liên kết hay thậm chí nghiên cứu từ khóa. Thay vào đó, bài viết hoàn toàn thảo luận về từ khóa LSI. Bạn sẽ tìm hiểu về cách cải thiện thứ hạng Google của mình bằng cách sử dụng LSI đúng cách.
Từ khóa LSI là gì?

LSI viết tắt của từ Latent Semantic Indexing (đánh chỉ mục ngữ nghĩa ngầm). Mới đọc nghe có vẻ phức tạp nhưng thực tế lại không phải thế. Từ khóa LSI là những từ hay cụm từ có liên quan về mặt ngữ nghĩa với nhau. Chúng không chỉ giới hạn ở các từ đồng nghĩa hay từ khóa có nghĩa giống nhau. Đây là những từ thường xuyên sử dụng nhất thường thấy xuất hiện cùng nhau.

Từ khóa LSI (Latent Semantic Indexing) là một loại từ khóa có cùng ngữ nghĩa với từ khóa chính. Từ khóa LSI giúp các công cụ tìm kiếm như Google có thể hiểu được nội dung của bài viết đề cập đến vấn đề gì mà không cần phải nhắc trực tiếp đến vấn đề đó.



Hơn nữa, khi sử dụng từ khóa LSI trong bài viết cũng làm giảm mật độ từ khóa của từ khóa chính. Vì thế nên người đọc sẽ cảm thấy đọc bài viết trôi chảy và tự nhiên hơn.

Bên cạnh đó, công cụ tìm kiếm ngày càng thông minh hơn, nó có thể hiểu được ngữ nghĩa của truy vấn của người dùng mà trả về kết quả tốt nhất cho người dùng. Vì thế mà những người cố tình thao túng công cụ tìm kiếm bằng cách nhồi nhét từ khóa sẽ không còn hiệu quả nữa.
Mật độ từ khóa: Tiền thân của từ khóa LSI

Mật độ từ khóa nói một cách đơn giản là số lần xuất hiện của một từ khóa trong phần nội dung bài viết của bạn. Mật độ từ khóa được tính theo đơn vị %. Để tính được mật độ từ khóa, chúng ta lấy số lần xuất hiện của từ khóa đó trên trang web rồi chia cho tổng số từ của trang đó. Mật độ từ khóa theo trường phái SEO mũ trắng sẽ rơi vào khoảng từ 0.7% – 5%, theo mũ xám từ 5.1% – 9%, mũ đen sẽ từ 9.1% trở lên. Theo trường phái SEO mũ trắng thì từ khóa lên top lâu hơn nhưng ổn định và giữ top lâu. Mũ xám thì lên top nhanh nhưng không ổn định. Mũ đen lên top cực nhanh nhưng dễ chết.

Mật độ từ khóa CHỈ là cách Google xác định xem một website cụ thể có liên quan hay không. Không cần phải nói, các SEOer tận dụng khá triệt để chỉ số này một cách nhanh chóng. Đó là cách nhồi nhét từ khóa (keyword stuffing) được phát minh ra.


Nhồi nhét từ khóa

Nhồi nhét từ khóa là quá trình một trang làm cho một trang web tràn ngập với một từ khóa cụ thể nhằm khiến cho công cụ tìm kiếm xếp hạng trang đó cao hơn so với thực tế đáng được nhận.

Nghe rất có lý phải không?

Và tất nhiên, cách làm này đã hiệu quả trong nhiều năm. Để tăng cường xếp hạng website của bạn, tất cả những gì bạn phải làm là đưa từ khóa chính của bạn vào trong tiêu đề, thẻ meta description, thẻ meta keywords và sử dụng nhiều lần từ khóa đó trong phần nội dung bài viết. Bạn có thể tăng xếp hạng của mình lên đáng kể theo đúng nghĩa đen. Đơn giản bằng cách tăng mật độ từ khóa của bạn lên 10-15%.

Để tạo ra kết quả tìm kiếm liên quan hơn, Google đã phát triển một giải pháp hiệu quả hơn để đánh giá mức độ liên quan của các website. Quá trình này bắt đầu với sự ra đời của thuật toán Google Pandanăm 2011. Mức độ liên quan khi tìm kiếm được cải thiện sau khi thuật toán Google Hummingbird ra đời.

Google Panda sàng lọc và loại bỏ các website có nội dung chất lượng thấp, trùng lặp hay sơ sài. Hummingbird được thiết kế để tập trung đến ý nghĩa hay ngữ nghĩa của từ ngữ. Với hai thuật toán quan trọng này, Google đã ngăn chặn không cho hiển thị những nội dung kém chất lượng và có tính chất spam xuất hiện trong kết quả tìm kiếm.

Chú ý: Không nên để mật độ từ khóa vượt quá 5%. Cách này sẽ giúp bạn tránh được những vấn đề về nhồi nhét từ khóa. Hay nói cách khác là tránh thuật toán Google Penguin.
Mật độ từ khóa vẫn có vai trò quan trọng?

5 năm sau khi thuật toán Google Panda được giới thiệu, nhồi nhét từ khóa được coi là một kỹ thuật lỗi thời. Khi sử dụng kỹ thuật này có thể ảnh hưởng đến thứ hạng nội dung của bạn.

Tuy nhiên, kỹ thuật này áp dụng thế nào với mật độ từ khóa? Chúng ta vẫn cần chú ý đến kỹ thuật này?

Để tôi cho bạn xem một ví dụ về cụm từ tôi tập trung trong bài viết này – từ khóa LSI.

Phân tích 10 website có thứ hạng cao nhất cho truy vấn tìm kiếm về từ khóa LSI và kiểm tra mật độ từ khóa của từng website đó. Bạn có thể sử dụng tính năng Density của SEOquake.

Dưới đây là một bảng kết quả thể hiện % mật độ từ khóa.



Khi phân tích mật độ từ khóa, tôi thu được 4 điều quan trọng sau:
Từ khóa được sử dụng thường xuyên nhất (từ khóa LSI, từ khóa, tìm kiếm SEO, Google và 10 từ khóa khác hiển thị ở bảng trên) cho từng website trong số 10 website có thứ hạng cao nhất.
Mật độ từ khóa trung bình cho từng từ khóa trên từng website trong số 10 website có thứ hạng cao nhất.
Số lần mỗi từ khóa được đề cập trên mỗi website trong số 10 website có thứ hạng cao nhất.


“LSI” và “keyword” (từ khóa) xuất hiện trên từng trang trong số các trang có thứ hạng cao này. Đây là những từ có mức độ liên quan cao nhất. Điều này có nghĩa là nếu bạn muốn website mình đang quản lý xếp hạng cho từ khóa LSI thì bạn PHẢI sử dụng các cụm từ này trong nội dung của mình.
Chiều dài trung bình của nội dung cho từng website trong số 10 website có thứ hạng cao nhất. Nội dung trung bình của trang càng dài thì nội dung bạn viết càng dài hơn. Chiều dài nội dung có vai trò rất quan trọng.

Chú ý: Luôn thực hiện phân tích từ khóa LSI và mật độ từ khóa từ trước. Cách này sẽ giúp bạn biết những gì phát sinh thêm và bạn sẽ có khả năng xây dựng một chiến lược để vượt quá được đối thủ cạnh tranh của mình.

Đôi khi, bạn gặp những website có mật độ từ khóa cao bất thường. Ví dụ, LSIGraph.com. Mật độ từ khóa của website này khá cao. Vì thế nên sử dụng mật độ trung bình của 9 website khác làm từ khóa đích của bạn, khoảng từ 0.7 đến 2.8% cho “từ khóa LSI.”

Khi bạn thực hiện phân tích mật độ từ khóa trên nội dung của bạn, hãy loại bỏ những kết quả ít liên quan nhất khỏi danh sách cuối cùng của bạn. Hãy nhớ rằng, SEO là tìm ra các cấu trúc, phân tích chúng kỹ lưỡng và thu thập dữ liệu có thể phân tích. Phân tích mật độ từ khóa có thể mang lại cho bạn những hiểu biết quan trọng. Gồm dữ liệu phân tích độ cạnh tranh, giúp bạn rút ra bài học từ thành công của những người đã áp dụng các thực tế SEO on-page tốt nhất. Biết được đối thủ cạnh tranh đang sử dụng từ khóa nào và % mật độ từ khóa của họ. Cho phép bạn làm theo các chiến thuật thành công và đảm bảo nội dung của bạn có thứ hạng cao nhất có thể.

Chú ý: Các kỹ thuật này hữu ích nhất khi kết hợp với cố gắng xây dựng liên kết và nội dung có chất lượng cao, liên quan và hữu ích.


Từ khóa LSI – Giải pháp tốt nhất để thực hiện tối ưu SEO On-page

Dưới đây là một ví dụ về từ khóa LSI. Giả sử bạn đang viết một bài viết về xe hơi. Bạn có thể viết về bất kỳ một (hay nhiều) trong số 5 thứ sau:
Xe hơi – phương tiện đi lại
“CARS” – một bộ phim hoạt hình Disney
CARS – Hiệp hội Thể thao Phục hồi Canada
CARs – Quy định Hàng không Canada
The Cars – một ban nhạc rock của Mỹ

Vậy thuật toán tìm kiếm làm thế nào để biết được chủ đề bạn đang viết?

Thuật toán làm việc này bằng cách dựa vào từ khóa LSI. Về cơ bản, Googlebot quét trang của bạn để tìm các cụm từ có liên quan chặt chẽ với nhau, giúp chúng hiểu nội dung của bạn hơn.

Chúng ta hãy quay trở lại ví dụ từ khóa LSI của chúng ta về cars.

Dưới đây là một số từ khóa Latent Semantic Indexing Google có thể đã tìm thấy trên trang của bạn nếu bạn đang viết về một trong các chủ đề nói trên.
Xe hơi—phương tiện đi lại (xe hơi, đã qua sử dụng, mới, mua, bán, đại lý, sửa chữa, v.v.)
“Cars” – một bộ phim hoạt hình Disney (phim, bộ phim, sản xuất bởi, đạo diễn, đồng kịch bản, ảnh động, Walt Disney, v.v.)
CARS – Hiệp hội Thể thao Phục hồi Canada (hiệp hội, phục hồi, thể thao, chức vô địch, thuộc về Canada, v.v.)
CARs – Quy định Hàng không của Canada (hàng không, quy định, quản lý, thuộc về hàng không, sân bay nhỏ, phi trường, v.v.)
The Cars – một ban nhạc rock của Mỹ (nhạc rock, ban nhạc, âm nhạc, ghi ta, trống, bài hát, v.v.)

Thực tế có nhiều từ liên quan đến đánh chỉ mục ngữ nghĩa ngầm. Dưới đây là một vài ví dụ:
Phân tích ngữ nghĩa ngầm
Xử lý ngôn ngữ tự nhiên
Đánh chỉ mục và truy xuất dựa trên cụm từ
Tần số tài liệu dảo tần thuật ngữ (Term Frequency-Inverse Document Frequency)
Phân phối Dirichlet ngầm (Latent Dirichlet Allocation)
Phân tích ngữ nghĩa ngầm Xác suất (Probabilistic Latent Semantic Analysis)
Mô hình Markov chủ đề ẩn (Hidden Topic Markov Model)

Tất nhiên bạn không cần phải biết mọi thứ về SEO để có thể cải thiện giá trị ngữ nghĩa của nội dung.


Làm thế nào để tìm từ khóa LSI?

Có 4 cách để tìm từ khóa LSI:
Tìm kiếm thông qua Google Suggest
“Các tìm kiếm liên quan đến” kết quả
Những từ in đậm trên các kết quả trên SERPs
Công cụ nghiên cứu từ khóa
Tìm từ khóa LSI thông qua Google Suggest

Bạn có thể tìm kiếm từ khóa LSI cho chiến dịch SEO của bạn bằng cách nhập từ khóa của bạn vào hộp tìm kiếm của Google và sử dụng những gợi ý được trả về cho bạn. Hãy chắc chắn rằng bạn đã bật tình năng gợi ý từ khóa của Google.


Tìm từ khóa LSI thông qua tính năng “Searches related to”

Chỉ cần nhập từ khóa của bạn vào hộp tìm kiếm của Google và cuộn chuột xuống phía dưới cùng của trang hiển thị kết quả. Tại đó bạn sẽ thấy 8 gợi ý bổ sung để thêm vào list từ khóa LSI của bạn. Lưu ý rằng một số gợi ý này có thể không phù hợp với mục đích của bạn. Nên hãy đảm bảo chúng phù hợp và hữu ích với đọc giả của bạn. Cuối cùng, bạn không cần sử dụng những từ khóa LSI như fun easy learn English (học tiếng Anh thật dễ và thú vị) trong bài viết của bạn. Thay vào đó, bạn có thể xem xét tạo một phiên bản khác như fun and easy way to learn English (cách thú vị và dễ dàng để học tiếng Anh).


Tìm từ khóa LSI thông qua từ được in đậm

Khi bạn thực hiện một tìm kiếm, bạn sẽ nhận thấy rằng Google hiển thị một số từ có chữ in đậm màu đen. Đây chính là từ khóa LSI. Tìm cách triển khai các từ này trong nội dung của bạn để có nghĩa đối với người đọc. Các từ này sẽ giúp đảm bảo nội dung của bạn liên quan hơn và dễ tìm thấy hơn bởi người khác.


Tìm từ khóa LSI với sự trợ giúp của một số công cụ

Nếu bạn đã khai thác cả 3 cách tìm từ khóa LSI, tốt hơn nên làm phong phú list từ khóa LSI của bạn bằng cách sử dụng thêm một số công cụ nghiên cứu từ khóa. Bắt đầu với công cụ phổ biến nhất, Google Keyword Planner (công cụ này cần có tài khoản Google AdWords; hướng dẫn đăng ký). Sau khi bạn đăng nhập, nhập từ khóa rồi nhấp “get ideas”.

Bạn sẽ thấy hai thẻ khác nhau trên công cụ này và đây là nguồn từ khóa LSI rất hay: Ad group ideas và Keyword ideas.
Ad group ideas: Đây là một trong các nguồn tốt nhất để tìm từ khóa LSI. Chỉ cần xem qua danh sách gợi ý từ khóa và đảm bảo bạn sử dụng càng nhiều từ trong nội dung của bạn càng tốt.


Keyword ideas: Ai cũng biết nguồn này, tuy nhiên, rất ít người thực sự sử dụng nguồn này để tìm từ khóa LSI.


Các cách khác để xác định từ khóa LSI

Có một số công cụ SEO nhỏ và các plugin được thiết kế riêng cho mục đích này.
LSIGraph – LSI Keyword Generator: LSIGraph là một công cụ rất dễ sử dụng nhưng là một công cụ rất mạnh mẽ. LSI Keyword Generator cung cấp cho bạn một danh sách gồm nhiều từ khóa LSI tiềm năng và hoàn toàn miễn phí.


SEOPressor plugin: SEOPressor là một plugin SEO on-page trên WordPress, giúp bạn thực hiện việc tối ưu on-page công cụ tìm kiếm. Công cụ này cũng khá dễ sử dụng và giá cả cũng phải chăng. Bạn chỉ mất $5 USD mỗi tháng khi sử dụng công cụ này. SEOPressor là công cụ mạnh mẽ bởi vì nó cho phép bạn thực hiện phân tích nhiều từ khóa, kiểm tra việc tối ưu quá đà (over-optimization), tích hợp SEO trên mạng xã hội và hỗ trợ cấu trúc dữ liệu. Cuối cùng bạn thậm chí có thể thực hiện liên kết thông minh tự động để giảm tỷ lệ thoát trang của bạn.


Twin word SEO plugin: Một plugin khác trên WordPress rất hay cho LSI là plugin Twinword SEO. Đây là một công cụ nghiên cứu từ khóa LSI và có nhiều ký tự, nó tự động gợi ý từ khóa liên quan đến nội dung của bạn khi bạn viết nội dung. Công cụ này cung cấp dữ liệu có thể lọc và phân loại được, tự động gợi ý từ khóa và chi tiết về từ khóa bao gồm khối lượng tìm kiếm hàng tháng, số lượng kết quả (để giúp bạn chọn từ khóa với mức cạnh tranh ít nhất), cũng như một chỉ số về hiệu suất từ khóa (để giúp bạn tìm từ khóa hiệu quả nhất) và theo dõi sử dụng từ khóa.

Có nhiều công cụ tạo từ khóa khác có thể dùng làm công cụ tạo từ khóa LSI. Tuy nhiên, dưới đây là một danh sách 4 công cụ yêu thích của tôi:
Keys4Up
SEMRush related keywords
Übersuggest
Keywordtool.io
Tại sao từ khóa LSI không phải là những từ đồng nghĩa

Như tôi đề cập ở phần trước trong bài viết này, từ khóa LSI không phải là các từ đồng nghĩa. Thực ra chúng là các cụm từ có liên quan chặt chẽ và liên quan.

Dưới đây là một ví dụ: Hãy tưởng tượng bạn cần viết một bài nói về bánh pizza và bạn cần biết cụm từ nào bạn phải sử dụng để có cơ hội xếp hạng cao với LSI từ góc độ on-page.

Trước hết tìm kiếm từ “pizza” trên công cụ Keys4Up.



Tiếp theo, hãy kiểm tra trên công cụ SEMRush related keywords:



Bạn có thấy sự khác biệt lớn không?

Chúng ta không còn thấy danh sách ý tưởng từ khóa chỉ dựa trên từ chúng ta nhập vào công cụ nữa, thay vào đó các kết quả cung cấp cho chúng ta các từ khóa LSI.
Tổng kết về từ khóa LSI

Nếu bạn đang viết về bánh pizza và bạn muốn đảm bảo bạn sử dụng LSI để xếp hạng cao nhất có thể, hãy chắc rằng bạn cũng sử dụng cụm từ như: Cheese (pho mát), pepperoni (xúc xích bò heo), delivery (giao hàng), crust (vỏ), food (thực phẩm), ingredients (thành phần) và restaurant (nhà hàng) để có những kết quả tốt nhất. Như bạn thấy, từ khóa LSI không phải là những phiên bản khác từ từ khóa chính của bạn. Đây là những cụm từ liên quan chặt chẽ đến nhau mà Google muốn thấy khi thực hiện crawl các trang nói về một từ khóa cụ thể.

Cách sử dụng từ khóa LSI trên thực tế?

Chúng ta đã biết từ khóa LSI là gì và cách để chúng ta tìm được các từ khóa này. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách sử dụng chúng để cải thiện SEO on-page và xếp hạng tự nhiên của chúng ta.



Dưới đây là những nơi mà bạn có thể đặt từ khóa LSI để tận dụng hiệu quả tối đa:
Tiêu đề trang
Thẻ H1 và H2
Địa chỉ URL
Thẻ meta
Phần chữ thay thế của ảnh (alt ảnh)
Đoạn văn bản đầu tiên (150 từ đầu tiên)
Phần nội dung chính
Liên kết và anchor text
Đoạn văn bản cuối cùng

Lưu ý: Triển khai từ khóa LSI sau khi hoàn tất nội dung chính của bạn. Việc này giúp bạn đảm bảo rằng bạn viết cho khách hàng tiềm năng của mình trước rồi mới đến công cụ tìm kiếm. Và đừng quên tầm quan trọng của mật độ từ khóa. Nó có vai trò quan trọng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bottom Ad [Post Page]

n